Phân khúc nhà giá rẻ có thể bùng nổ trong năm 2020 ?
Ngoài bất động sản du lịch và công nghiệp, giới chuyên gia đánh giá cao tiềm năng của phân khúc nhà giá rẻ. Dự báo, đây có thể là phân khúc “bùng nổ” trong năm 2020.
Nhiều dự án nhà giá rẻ đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý, sẽ ra hàng trong năm 2020. Ảnh minh họa
Tổng quan khu đô thị Thanh Hà TẠI ĐÂY
Khảo sát của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy, người có thu nhập thấp ở đô thị chiếm hơn 50% dân số TP. Hàng năm, có khoảng 50.000 cặp kết hôn mới, có hơn 500.000 sinh viên đại học, cao đẳng.
Hầu hết các đối tượng này đều có nhu cầu mua, thuê nhà ở thương mại vừa túi tiền, nhà ở xã hội, nhà cho thuê giá rẻ, nhất là loại căn hộ 1-2 phòng ngủ, giá bán khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/căn và được trả góp tối thiểu 15 năm.
Phân khúc nhà giá rẻ có thể bùng nổ trong năm 2020 ?
Theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, cả nước cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp tại các khu vực đô thị trong cả nước.
Cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Khởi – Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thị trường đang thiếu nguồn cung nhà ở xã hội và dư nhà ở cao cấp.
“Tuy các địa phương có quan tâm nhưng nhà ở xã hội đưa vào thị trường vẫn gần như giậm chân tại chỗ. Đó là đối với nhà ở cho người thu nhập thấp tại đô thị, còn nhà ở giá rẻ, nói đúng hơn là nhà ở giá thấp, khoảng 25 triệu đồng/m2 trở xuống cũng đang thiếu trong khi nhu cầu rất lớn”, ông Khởi cho biết.
Trên thực tế, Quốc hội và Chính phủ đã phê duyệt vốn ngân sách, bố trí cho Ngân hàng Chính sách xã hội 1.262 tỷ đồng giai đoạn 2018 – 2020 (mới đáp ứng được 13% so với yêu cầu) để cho vay hỗ trợ nhà ở với lãi suất ưu đãi.
Tới năm 2018, Ngân hàng Chính sách xã hội mới được giao 500 tỷ đồng, còn 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định vẫn chưa được bố trí nguồn vốn cấp bù cho vay.
Do đó, nhiều dự án nhà ở xã hội không thể triển khai thực hiện do không tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi, trong khi nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp rất lớn. Bên cạnh đó, việc ít nguồn cung sản phẩm năm 2019 cũng do nhiều dự án phải tạm dừng để điều chỉnh.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, hiện các chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục pháp lý cho các dự án và chắc chắn, năm 2020 sẽ có sản phẩm bán ra.
“Cơ quan chúng tôi cũng đang tiếp nhận rất nhiều dự án nộp đơn xin điều chỉnh cơ cấu, thậm chí điều chỉnh từ condotel sang nhà ở với số lượng có thể lên tới vài ngàn căn”, ông Khởi thông tin và cho rằng 2020 là thời điểm các doanh nghiệp cần thay đổi cơ cấu sản phẩm.”Nếu doanh nghiệp phát triển theo hướng này, tôi tin là sản phẩm ra đến đâu sẽ bán hết hàng đến đó”, ông Khởi nói.
Ông Michael Paul Piro – Giám đốc điều hành Indochina Capital cũng đánh giá, thị trường nhà ở Việt Nam những năm qua có sự phát triển nhanh, mức giá thấp và cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực.
Cụ thể, HongKong hiện là khu vực có mức giá căn hộ đắt đỏ nhất với 45.500 USD/m2, kế đến là Singapore với 25.600 USD/m2, Tokyo (Nhật Bản) là 15.800 USD/m2 và Băng Kok (Thái Lan) là 4.500 USD. Trong khi đó, tại TP.HCM và Hà Nội có mức giá lần lượt là 3.800 USD/m2 và 3.200 USD/m2.
Điều đó có nghĩa thị trường nhà ở Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển và rất có sức hút đối với nhà đầu tư ngoại. Vấn đề là chọn đúng dự án, đúng địa điểm và thiết kế giá tốt.
Nhìn chung, với ưu thế về nguồn cầu lớn, dư địa tăng trưởng nhiều, không những trong năm 2020 mà cả những năm tiếp theo, phân khúc nhà giá rẻ vẫn có nhiều cơ hội phát triển.
Theo Phương Uyên
Diễn đàn doanh nghiệp
Đơn vị tư vấn dự án Bất Động Sản Mường Thanh – Chúng tôi luôn cập nhật những thông tin mới nhất với khách hàng , hy vọng hữu ích cho khách hàng trong quá trình nghiên cứu dự án khu đô thị Thanh Hà Cienco 5 . Nếu cần những thông tin chi tiết hơn hay có những thắc mắc gì về dự án Hãy liên hệ Hotline :0985360690 để được hỗ trợ nhanh nhất. Trân trọng.