24/07/2023 4

24/07/2023

4 năm tới, học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội học ở đâu?

4 năm tới, học sinh thi vào lớp 10 tại Hà Nội học ở đâu?

Hà Nội đã phê duyệt xây và thành lập mới 16 trường THPT, cung cấp thêm khoảng 10.000 chỉ tiêu lớp 10 công lập. Nhưng số học sinh của 4 năm tới tăng thêm 59.000.

“Sức ép” lớp 10 công lập khu vực ngoại thành không kém nội đô.

Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội ngày 5/7, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Trần Thế Cương khẳng định Hà Nội không thiếu chỗ học. Việc thiếu chỗ học chỉ xảy ra cục bộ ở một số địa bàn đông dân cư, nhất là ở các quận.

Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ chọi của 12 khu vực tuyển sinh, cuộc đua vào lớp 10 công lập của Hà Nội không chỉ căng thẳng ở các quận trung tâm mà còn xảy ra ở các huyện ngoại thành.

Cụ thể, dẫn đầu tỷ lệ chọi là khu vực (KV) tuyển sinh số 3 gồm 3 quận Đống Đa – Thanh Xuân – Cầu Giấy với 1/2,14.

Đứng thứ hai là KV1 gồm Ba Đình – Tây Hồ với 1/2,05. Đứng thứ 3 là KV5 gồm quận Long Biên – huyện Gia Lâm với 1/1,63. Đồng hạng tư là KV2 gồm Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng và KV10 gồm quận Hà Đông – huyện Chương Mỹ – huyện Thanh Oai với 1/1,53. Đứng thứ 5 là KV7 gồm quận Nam Từ Liêm – quận Bắc Từ Liêm – huyện Đan Phượng – huyện Hoài Đức với 1/1,47.

4

Tình trạng gia tăng sức ép tuyển sinh lớp 10 ở các huyện ngoại thành không có gì lạ khi những địa bàn như Gia Lâm và khu vực phía Tây Hà Nội tăng nóng dân số cơ học trong khoảng 7 năm trở lại đây.

Trong khi đó, dù Hà Nội có tới 95 trường THPT tư thục tuyển sinh xấp xỉ 30.000 chỉ tiêu, sự phân bố không đồng đều của các trường thuộc nhóm này cũng như mức phí cao khiến cho việc tiếp cận trường tư của phần lớn người dân là không dễ dàng.

Ngày 12/7, Sở GD&ĐT Hà Nội gửi báo cáo tới Bộ GD&ĐT, UBND Thành phố về tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2023 – 2024, sau yêu cầu của Chính phủ.

Báo cáo của Sở cho biết, năm học 2022 – 2023, thành phố có 129.210 học sinh dự xét tốt nghiệp THCS, 78.623 học sinh trúng tuyển lớp 10 công lập năm học 2023-2024, chiếm tỷ lệ 60,9%.

Báo cáo cũng nêu các con số như sau: 2.480 học sinh vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên, chiếm 1,9%; 72.000 học sinh vào 115 trường THPT công lập không chuyên, chiếm 55,7%; 3.685 học sinh vào 9 trường THPT công lập tự chủ, chiếm 2,85%; 1.795 học sinh vào 4 trường THPT công lập hiệp quản, chiếm 1,39%.

Như vậy, sau khi xem xét duyệt điểm chuẩn bổ sung cho 31 trường THPT và bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường công lập tự chủ, so với chỉ tiêu mà Sở GD&ĐT công bố vào tháng 4, số học sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội tăng 2735, tương đương với 60 lớp học (mỗi lớp trung bình 45 học sinh).

Cơ sở vật chất của các trường công lập hiện thời có khả năng “gánh” thêm số lượng học sinh này hay không là vấn đề chưa được báo cáo đề cập tới.

Theo Quyết định số 710/QĐ-SGDĐT ngày 21/4/2023 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh lớp 10 cho các trường THPT công lập và công lập tự chủ năm học 2023-2024, Hà Nội giao chỉ tiêu như sau: 69.265 chỉ tiêu cho các trường THPT không chuyên; 2.480 chỉ tiêu cho trường THPT chuyên và lớp chuyên; 3.685 chỉ tiêu cho trường THPT công lập tự chủ. Tổng chỉ tiêu công lập là 75.430.

Chỉ tiêu của 4 trường THPT hiệp quản thuộc các trường đại học không được nêu trong những quyết định kể trên. Lý do là các trường này tuyển sinh trên cả nước. Tuy nhiên báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội đưa vào chỉ tiêu của 4 trường này.

Các trường THPT công lập tự chủ và tư thục của Hà Nội nằm ở đâu?

Hà Nội có 9 trường THPT công lập tự chủ gồm: Trường TH, THCS&THPT Thực nghiệm Khoa học giáo dục ở quận Ba Đình, Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành ở quận Cầu Giấy, Trường THPT Hoàng Cầu và Trường THPT Phan Huy Chú ở quận Đống Đa, Trường THPT Khoa học giáo dục ở quận Bắc Từ Liêm, Trường PT năng khiếu TDTT Hà Nội và Trường THCS&THPT Trần Quốc Tuấn ở quận Nam Từ Liêm, Trường THPT Lâm nghiệp ở huyện Chương Mỹ và Trường THPT Lê Lợi ở quận Hà Đông.

Trong số này, ngoại trừ Trường THPT Lâm nghiệp trực thuộc Đại học Lâm nghiệp có mức phí tương đương trường công lập thường, các trường còn lại đều có mức phí từ 4-7 triệu đồng (bao gồm học phí, ăn bán trú, chăm sóc bán trú, đồng phục, hỗ trợ cơ sở vật chất…).

Mức phí này chưa bao gồm chi phí học tiếng Anh nâng cao, phí dịch vụ xe đưa đón với học sinh có nhu cầu.

95 trường THPT tư thục phân bố nhiều nhất ở KV3 với 31 trường, chiếm tỷ lệ 29,52%, tập trung nhiều ở quận Cầu Giấy. Đứng thứ hai là KV7 với 22 trường, chiếm 20,9%, tập trung ở quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm.

Đứng thứ ba là KV6 với 14 trường, chiếm 13,3%, tập trung ở huyện Đông Anh. Đứng thứ tư là KV10 và KV5, cùng có 10 trường, chiếm tỷ lệ 10,4%, tập trung ở quận Long Biên và quận Hà Đông. 7 khu vực còn lại chiếm tỷ lệ 15,48%.

4

Như vậy, các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Tây Hồ có sự thiếu hụt đáng kể trường tư thục. Đồng nghĩa với việc học sinh khu vực này có ít sự lựa chọn nếu không đỗ công lập, hoặc phải chấp nhận di chuyển xa để học trường tư.

Hai khu vực tuyển sinh số 3 và số 7 chiếm đến 50% tổng số trường THPT tư thục của Hà Nội, cũng là nơi tập trung nhiều trường tư thục có tiếng nhất với mức phí trung bình đắt đỏ nhất. 

5/53 trường có mức phí 5-6 triệu đồng/tháng, 16/53 trường có mức phí từ 8-10 triệu đồng/tháng. 4/53 trường có mức phí trên 10 triệu đồng/tháng, 3/53 trường có mức phí từ 25 triệu đồng/tháng. Như vậy chỉ còn 25 trường có mức phí dưới 5 triệu đồng/tháng, đều là những trường có chất lượng đầu vào thấp, ít tên tuổi.

16 dự án trường học mới xây của Hà Nội nằm ở đâu?

Cũng trong báo cáo gửi Bộ GD&ĐT và UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã phê duyệt 16 dự án xây dựng và thành lập mới trường THPT gồm: THPT Minh Hà (huyện Thạch Thất); THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng); THPT tại ô đất A11 (quận Cầu Giấy); THPT Uy Nỗ, THPT Nguyên Khê và THPT Việt Hùng (tại huyện Đông Anh); Trường Phổ thông chuyên biệt cho trẻ khuyết tật thành phố; 7 trường phổ thông có nhiều cấp học có diện tích tối thiểu 5 ha tại Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đan Phượng, Thạch Thất, Hà Đông; dự án trường THPT tại ô đất B2.5- THPT01 Khu đô thị Thanh Hà, xã Cự Khê; trường THPT Trung tâm đô thị vệ tinh huyện Sóc Sơn.

Trong đó, 7 trường THPT liên cấp có thời hạn hoàn thiện là quý IV/2025.

4Học sinh dự thi lớp 10 tại Hà Nội .

Nếu các đề xuất về cơ chế đặc thù trong tuyển sinh tại Hà Nội được chấp thuận, mỗi trường THPT của Hà Nội sẽ có tối đa 50 lớp, trung bình mỗi khối có khoảng 17 lớp, mỗi lớp tối đa 50 học sinh. Như vậy một trường xây mới sẽ nhận khoảng 850 học sinh lớp 10.

7 trường phổ thông liên cấp có tối đa 68 lớp, trong đó có 24 lớp bậc THPT, trung bình mỗi khối có 8 lớp, mỗi lớp 50 học sinh. Như vậy, một trường phổ thông liên cấp nhận khoảng 400 học sinh lớp 10.

Tổng số chỉ tiêu lớp 10 của 15 trường THPT mới (không tính trường phổ thông dành cho trẻ khuyết tật) vào khoảng 9.600.

Sở GD&ĐT dự tính, năm học 2024-2025 có khoảng 134.942 học sinh (tăng 5.732 học sinh), năm học 2025-2026 có khoảng 129.890 học sinh (tăng 680 học sinh), năm học 2026-2027 có khoảng 151.710 học sinh (tăng 22.500 học sinh). 

Với năm học 2027-2028, con số sẽ là 188.429 học sinh, tăng 59.219 học sinh (số liệu căn cứ trên số học sinh đăng ký tuyển sinh đầu cấp vào lớp 6 tại Hà Nội).

4Từ năm 2016, thời điểm giả thiết cả 15 trường THPT công lập thành lập mới của Hà Nội đi vào hoạt động, chỉ tiêu bổ sung lên đến gần 10.000 không “thấm tháp” gì so với số học sinh tăng từ 22.000-59.000.

4 năm tới, đối chiếu với Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu đến năm 2025 “phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 30%”, Hà Nội vẫn cần cung cấp chỗ học cho tối thiểu 60% học sinh của con số 188.429 (năm học 2027-2028), tương đương với 113.057 chỉ tiêu lớp 10. 

Điểm đáng lưu ý, các trường THPT thành lập mới phân bổ không đúng địa bàn “nóng”, cụ thể: KV9 2 trường, KV7 2 trường, KV3 1 trường, KV6 6 trường, KV4 1 trường, KV5 1 trường và KV10 2 trường.

Những “điểm nóng” về tỷ lệ chọi vào lớp 10, thiếu trường, thiếu lớp học công lập ở KV1, KV2 không được giải quyết. KV3 và KV5 có thêm 1 trường nhưng so với mức “tải” hiện tại về số lượng học sinh đăng ký dự thi là quá ít ỏi.

Một câu hỏi khác mà phụ huynh đặt ra là: Trong 4 năm tới, hệ thống các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên của Hà Nội có đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập và đảm bảo chất lượng đào tạo cho 40% học sinh hoàn thành chương trình THCS, tương đương với khoảng 75.000 học sinh hay không?

https://dantri.com.vn/giao-duc/4-nam-toi-hoc-sinh-thi-vao-lop-10-tai-ha-noi-hoc-o-dau-20230722030227989.htm

Tổng quan khu đô thị Thanh Hà TẠI ĐÂY

Bảng giá nhà ở khu đô thị Thanh Hà TẠI ĐÂY

Quy hoạch khu đô thị Thanh Hà TẠI ĐÂY

Tin tức khu đô thị Thanh Hà mới nhất TẠI ĐÂY

Chúng tôi chuyên mua bán nhà đất khu đô thị Thanh Hà, với tiêu chí làm cầu nối giữa bên bán và bên mua đến với nhau nhanh nhất, chúng tôi mời quý khách hàng gặp trực tiếp chủ nhà để làm việc,với giá tốt nhất, đảm bảo tính pháp lý cho khách hàng.

Văn Phòng Bán Hàng Dự án – Khu Đô Thị Thanh Hà Cienco 5

https://www.chuyenhousing.com/ – Kênh thông tin khu đô thị Thanh Hà

Địa chỉ.B1.4 LK01 Số Nhà 11 Khu Đô Thị Thanh Hà – Kiến Hưng Hà Đông Hà Nội

Phụ Trách Bán Hàng:Nguyễn Thành Chuyên

Email.chuyenhousing@gmail.com|HOTLINE: 0985360690 

4

Tin liên quan

Call Now

Liên hệ